Dịch vụ tư vấn chiến lược kinh doanh

Chiến lược kinh doanh

TƯ VẤN XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Chiến lược kinh doanh là việc tạo dựng một vị thế duy nhất và có giá trị nhờ việc triển khai một hệ thống các hoạt động khác biệt với những gì mà các đối thủ cạnh tranh đang thực hiện.

Vậy một chiến lược như thế nào sẽ giúp cho doanh nghiệp tạo dựng được một vị thế như vậy trên thị trường?

Một chiến lược kinh doanh phải có 4 yếu tố:

  • Mục tiêu chiến lược
  • Phạm  vi chiến lược
  • Lợi thế cạnh tranh
  • Hệ thống các hoạt động chiến lược và năng lực cốt lõi
4 yếu tố trong chiến lược kinh doanh

Mục tiêu chiến lược là các kết quả kỳ vọng mà chiến lược kinh doanh được xác lập để thực hiện chúng. Việc lựa chọn mục tiêu gì có ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp và phụ thuộc vào ngành nghề và giai đoạn phát triển của mỗi doanh nghiệp.

Phạm vi chiến lược là việc doanh nghiệp cần phải đặt ra giới hạn về khách hàng, sản phẩm, khu vực địa lý hoặc chuỗi giá trị trong ngành để có sự tập trung và thỏa mãn tốt nhất nhu cầu khách hàng. Phạm vi chiến lược không nhất thiết phải mô tả chính xác những gì doanh nghiệp làm nhưng rất cần định rõ và truyền tải cho nhân viên doanh nghiệp sẽ không làm gì. Điều này là cần thiết để các nhà quản lý cấp trung không dành quá nhiều thời gian vào các đự án mà sau đó sẽ bị bác vì chúng không phù hợp với chiến lược.

Giá trị khách hàng và lợi thế cạnh tranh: Thay vì đơn giản xác định lợi thế cạnh tranh là chi phí thấp hay khác biệt hóa, doanh nghiệp phải xác định được khách hàng mục tiêu thực sự đánh giá cao cái gì và phát triển một giản đồ giá trị khách hàng trong đó thể hiện sự kết hợp các yếu tố mà khách hàng mục tiêu sẵn sàng bỏ tiền ra để mua sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp.

Tính duy nhất hay khác biệt của sản phẩm dịch vụ chính là cách thức kết hợp các yếu tố để đáp ứng tốt nhất các khách hàng mục tiêu. Như vậy, lợi thế cạnh tranh là sự kết hợp các giá trị nhưng trong đó phải có một đến hai giá trị vượt trội để giúp cho khách hàng nhận ra sản phẩm của doanh nghiệp giữa các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.

Năng lực cốt lõi và hệ thống các hoạt động chiến lược: Để cung cấp được các giá trị khách hàng mong muốn, nhà quản lý phải thiết kế một hệ thống các hoạt động của doanh nghiệp hướng tới việc tạo ra giá trị vượt trội cho khách hàng. Điểm quan trọng trong thiết kế hệ thống hoạt động này là đảm bảo sự tương thích giữa các hoạt động và cùng hướng vào việc tạo ra giá trị gia tăng Trong hệ thống hoạt động, doanh nghiệp phải xác định được đâu là năng lực cốt lõi trực tiếp đóng góp vào việc tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững đã xác định. Năng lực cốt lõi chính là khả năng triển khai các hoạt động với sự vượt trội so với đối thủ cạnh tranh về chất lượng hoặc hiệu suất, nó thường là khả năng liên kết và điều phối một nhóm hoạt động hoặc chức năng chính của một doanh nghiệp và ít khi nằm trong một chức năng cụ thể.

Hãy đến với gói Tư vấn “Xây dựng chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh” của KC Partnership để tìm ra con đường phát triển tối ưu và bền vững cho doanh nghiệp của bạn.

Liên hệ: 

KC Partnership Consultant