Lập chiến lược kinh doanh như thế nào?

Lập chiến lược kinh doanh như thế nào

Chiến lược kinh doanh là gì?

Chiến lược kinh doanh là phương pháp, cách thức hoạt động kinh doanh của một công ty, tập đoàn trong lĩnh vực kinh doanh, đạt được hiệu quả kinh doanh tối ưu.

Lập chiến lược kinh doanh là lập ra một chuỗi các biện pháp, cách thức kinh doanh chủ yếu xuyên suốt trong một thời gian dài. Mục tiêu cuối cùng là hướng tới việc thúc đẩy lợi nhuận cao nhất và sự phát triển của hệ thống kinh doanh.

Tại sao cần phải lập chiến lược kinh doanh?

Một chiến lược kinh doanh được xây dựng không chỉ để chiến thắng thị trường và khách hàng, vốn dĩ là những đại lượng biến động lớn, hay có thể gọi những vấn đề đó là kẻ thù vô hình. Một doanh nghiệp luôn có đối thủ trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh của nó. Đó là kẻ thù hữu hình. Chiến lược kinh doanh gồm có bản chất của cạnh tranh, để đánh bại và loại bỏ đối thủ.

Vì vậy, đôi khi chiến lược kinh doanh được lập ra mục đích là tìm con đường chuẩn xác, đó là con đường – được chọn để đạt được mục tiêu mong muốn của doanh nghiệp( tăng lợi nhuận, xây dựng vị thế trên thị trường, đưa công ty phát triển bền vững trong tương lai…) và thay đổi là để đáp ứng chiến lược tấn công của doanh nghiệp đối thủ…

Vai trò của việc lập chiến lược kinh doanh:

-Chiến lược kinh doanh tham chiếu kinh nghiệm trong quá khứ của doanh nghiệp, hoặc doanh nghiệp khác bên ngoài, vạch sẵn phương hướng hành động cho hoạt động kinh doanh

-Chỉ định phương pháp, cách thức và vai trò của nhân sự lao động

-Phân bổ nguồn lực về vốn, đội ngũ lao động cơ sở sẽ thực thi chiến thuật cụ thể trong hành động họ sẽ sử dụng nguồn lực về vốn đó.

-Giúp doanh nghiệp tăng hiệu quả cạnh tranh với các công ty đối thủ…

KC PARTNERSHIP mang tới cho doanh nghiệp một chiến lược kinh doanh tối đa giá trị nguồn vốn và nhân lực. Bao gồm 4 yếu tố sau:

  1. Mục tiêu chiến lược: các kết quả mong muốn để chiến lược kinh doanh được xây dựng để thực hiện nó. Việc lựa chọn mục tiêu gì có ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp và phụ thuộc vào ngành nghề và giai đoạn phát triển của mỗi doanh nghiệp.
  2. Phạm vi chiến lược là giới hạn về khách hàng, sản phẩm, khu vực địa lý hoặc chuỗi giá trị trong ngành để có sự tập trung và thỏa mãn tốt nhất nhu cầu khách hàng. Việc đặt ra phạm vi chiến lược  là cần thiết để các nhà quản lý cấp trung không dành quá nhiều thời gian vào các dự án và sau đó sếp từ chối. vì nó không phù hợp chiến lược.
  3. Giá trị khách hàng và lợi thế cạnh tranh: Xác định khách hàng mục tiêu. Điều khách hàng đánh giá cao là gì và phát triển một sơ đồ giá trị khách hàng. Điểm thể hiện sự kết hợp các yếu tố từ khách hàng mục tiêu sẵn sàng bỏ tiền ra để mua sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. Lợi thế cạnh tranh là sự kết hợp các giá trị của sản phẩm. Nhưng phải có một đến hai giá trị vượt trội cho khách hàng nhận ra sản phẩm của doanh nghiệp so sánh các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
  4. Năng lực cốt lõi và hệ thống các hoạt động chiến lược: Để cung cấp được các giá trị khách hàng mong muốn, nhà quản lý phải thiết kế một hệ thống các hoạt động của doanh nghiệp hướng tới việc tạo ra giá trị vượt trội cho khách hàng. Điểm quan trọng trong thiết kế hệ thống hoạt động này là đảm bảo sự tương thích giữa các hoạt động và cùng hướng vào việc tạo ra giá trị gia tăng Trong hệ thống hoạt động, doanh nghiệp phải xác định được đâu là năng lực cốt lõi trực tiếp đóng góp vào việc tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững đã xác định. Năng lực cốt lõi chính là khả năng triển khai các hoạt động với sự vượt trội so với đối thủ về chất lượng hoặc hiệu suất, nó thường là khả năng liên kết và điều phối một nhóm hoạt động hoặc chức năng chính của một doanh nghiệp và ít khi nằm trong một chức năng cụ thể.

Muốn đảm bảo được sự tăng trường của lợi nhuận, mức phát triển bền vững của công ty, điều đầu tiên cần làm là xây dựng một chiến lược kinh doanh hiệu quả. KC-PARTNERSHIP có thể hỗ trợ quý công ty, doanh nghiệp, tập đoàn… với một quy trình hoàn hảo và hiệu quả tối ưu.

Liên hệ

KC Partnership Consultant

  • Web: https://kcpconsultant.com
  • Địa chỉ: 62A Phạm Ngọc Thạch P.6 Q.3 TP HCM
  • Hotline: 0989.676.498 
  • Email: info@kcpconsultant.com