9 Kỹ năng chuyên môn thợ mộc cần có

9-ky-nang-chuyen-mon-tho-moc-can-co

9 Kỹ năng chuyên môn thợ mộc cần có trong sản xuất đồ gỗ nội thất

Việc sử dụng các sản phẩm, đồ trang trí nội thất bằng gỗ đang ngày càng được ưa chuộng. Khi nhu cầu sản phẩm tăng cao đồng nghĩa với việc các cơ sở sản xuất đồ gỗ cần phải đa dạng hóa mẫu mã cũng như chất lượng của sản phẩm. Điều này đòi hỏi các chủ doanh nghiệp cần chú ý nâng cao chất lượng tay nghề của các thợ mộc. Vậy làm sao để xác định được tay nghề hiện tại của các thợ mộc và giúp họ nâng cao tay nghề như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn 9 kỹ năng chuyên môn thợ mộc cần có trong sản xuất đồ gỗ nội thất . Từ đó tìm ra các giải pháp để nâng cao tay nghề cho họ. Đem lại hiệu quả và lợi ích cho cơ sở kinh doanh.

1. Hình học kỹ thuật

Biết cách sử dụng các dụng cụ đo căn bản như thước lá, ê ke, compa, thước đo độ, thước kéo trong. Nắm và hiểu rõ các quy ước, cách đọc kích thước, các lỗi sai khi đọc kích thước.

Yêu cầu về hình học kỹ thuật thợ mộc cần đọc hiểu được bản vẽ, các quy ước trong bản vẽ, mặt bằng, mặt cắt, hình chiếu. Biết cách sử dụng các dụng cụ đo trên gỗ.

2. Sử dụng máy cố định

Hiểu được công dụng của các loại máy cố định căn bản, cách sử dụng và lưu ý khi sử dụng. Thao tác thực hành được trên gỗ.

Các loại máy cố định như cụm máy Rong-Thẳm-Bào

Máy cưa rong để ra gỗ thô, hoàn thiện ra phôi. Gỗ được cắt theo phương dọc có bàn trượt và thước. Phải khởi động máy chạy 40 giây mới được khởi động bang chuyền, chỉnh thước đo đúng độ dày cần, tiến hành rong gỗ. Khi đo chiều dày gỗ, chỉnh máy, lưu ý an toàn tránh thanh gỗ bật ngược lại vị trí người thợ nếu thao tác sai gây tại nạ hoặc đưa tay quá vào băng chuyền.

Máy bào thẳm để thẳm gỗ cho thẳng, lấy phôi từ máy rong đưa sang thẳm cho thẳng, điều chỉnh mặt bàn lên xuống để thay độ ăn nhiều, ít. Thanh gỗ lên máy, đẩy thanh gỗ lưỡi bào. Đè nhẹ, ép chậm mới vuông. Chú ý trượt tay dễ gây tai nạn tay.

Thợ mộc cần nắm các lưu ý an toàn khi sử dụng, vận hành máy. Khi khởi động máy cần lưu ý các vật xung quanh có thể ảnh hưởng khi thao tác, nắm nguyên lý hoạt động của máy (hơi, nhiệt, độ nghiêng lưỡi, tiếng lưỡi); máy 2 mô tơ thì khi khởi động cách nhau 40 giây. Khi thao tác máy chạy đủ tua mới cho ăn tải, quá tải phải tắt công tắc khẩn. Khi tắt máy phải theo từng trục một.

3. Sử dụng máy cầm tay

Hiểu được công dụng của các loại máy cầm tay căn bản, cách sử dụng và lưu ý khi sử dụng. Thao tác thực hành được trên gỗ.

Một số loại máy cầm tay như: Máy cửa đẩy cầm tay, máy lọng cầm tay, Máy rô tơ – Tu bi cầm tay, Máy bào cầm tay, Khoan pin, Máy khoan điện, Máy khoan bê tông cầm tay, Máy mài cầm tay, máy cắt giặt, máy chà nhám tăng, Máy đục lỗ ỏ khóa, Máy mọng bánh quy, Máy khò nhiệt, Các loại sung bắn đinh.

Nguyên tắc an toàn đối với máy mài là tuyệt đối không được lắp lưỡi cắt. Đối với các loại khoan bắt vít cần kiểm tra tốc độ trước khi thao tác để tránh hư hỏng khi tốc độ không phù hợp với mặt ván, gỗ.

4. Sử dụng các loại ốc vít

Hiểu biết các loại ốc vít, mục đích sử dụng của mỗi loại các lưu ý khi sử dụng.

Một số loại ốc vít thường dung như Vít thưa gai, Vít liên kết, Vít đầu lục giác nổi, chìm.

Vít thưa gai có 2 màu vàng và đen, đa số sử dụng màu vàng, dung trong ngành gỗ. Vít liên kết sử dụng cho tử lắp ráp, đi xuất khẩu, vận chuyển đường xa. Vít đầu lục giác nổi dung lợp tôn, sắt, bắt tại chỗ cần kết cấu chắc có đầu taro (không dùng trong ngành gỗ). Vít đầu lục giác chìm dung liên kết vật liệu cần sự chắc chắn cần bu long giác chìm 4mm-5mm-6mm. Bu long giác chìm dùng liên kết vai ghế xuất khẩu có độ chính xác cao. Mặt ren ngoài ăn vào gỗ, ren trong ăn theo vít.

5. Các loại ván

Nắm và hiểu được tính chất đặt trưng, công dụng của từng loại ván. Một số loại ván thường sử dụng như MDF chống ẩm, chống nước, MFC chống ẩm, chống nước, Ván ép, Gỗ ghép…

Cần chọn đúng loại ván khi thao tác, tính toán đúng kích thước trước khi tiến hành cắt, xẻ để tránh gây lãng phí vật tư.

6. Sử dụng keo

Hiểu biết các loại keo, công dụng và cách sử dụng đúng. Các loại keo thường được dùng như: Keo sữa 1 thành phần và 2 thành phần, Keo hộp 511, Keo con chó.

Khi sử dụng keo phải đúng theo kỹ thuật mà nhà cung cấp quy định.

Khi cảo phải tiến hành chậm cảo từ từ các cảo, mỗi cảo cách nhau 20cm, cuối cùng cảo chặt đều. Cảo trong 2 tiếng, để 24 tiếng sau mới được thao tác các công đoạn sau.

7. Kiến thức về gỗ

Đối với người mới vào nghề cần nắm được các đặc tính của các loại gỗ thường xử dụng, ra phôi, hoàn thành chi tiết.

Đối với thợ phải ra được chỉ.

Các loại gỗ thường được sử dụng như: Gỗ chò, Căm xe, Gỗ sồi – Oak, Gỗ tần bì – Ash, Óc chó – Walnut, Dương – Poplar, Thông dầu, Maple, Gỗ teak, Gỗ sao.

8. Các phụ kiện thường dùng

Nắm được các phụ kiện thường sử dụng kèm theo, công năng và cách lắp ráp. Có 3 nhóm phụ kiện chính là:

  • Cửa mở: Lề cửa, Tay nắm cửa, Bộ khóa cửa, Tay đẩy hơi, Chặn cửa, Ron cửa.
  • Cửa lùa: Bộ thanh ray cửa lùa, khóa móc cửa lùa.
  • Tủ: Lề tủ thẳng-cong ít-cong nhiều, Lề âm, Lề lá, Lề trục xoay, Khóa tủ, Chốt con gà, Chốt di động, Tay nắm tủ, Ray trượt, Tay nâng cửa, Thanh chống mo.

 

9. Các thiết bị thường dùng trong ngành gỗ nội thất

Đọc hiểu catalog của các thiết bị. Một số loại thiết bị thường dùng là: Lò vi song, Lò nướng, Máy rửa chén, Đèn led lắp tủ, Kệ giày…

Giá trị của các loại thiết bị này thường lớn, khi thao tác lắp ráp các khung gỗ cần đặc biệt cẩn thận.

Đào tạo và nâng cao tay nghề cho các thợ mộc là con đường tối ưu nhất để doanh nghiệp của bạn phát triển lâu dài. Xây dựng quy trình đào tạo là bước đầu đi đầu tiên trên con đường đó. Nếu bạn chưa biết bước đi thế nào, hãy tìm cho mình một người bạn đồng hành. KC Partnership với kinh nghiệp tư vấn hơn 70 doanh nghiệp lớn nhỏ về cơ cấu tổ chức, chương trình đào tạo… sẽ giúp bạn bước đi một cách dễ dàng. Liên hệ với chúng tôi ngay để bắt đầu

Liên hệ  

#Tư vấn chiến lược | #Quy trình | # Chương trình đào tạo

—————————————

KC Partnership Consultant