Cách viết kế hoạch tài chính

Cách viết kế hoạch tài chính

Cách viết kế hoạch tài chính – Financial Plan

Ý tưởng kinh doanh của bạn có khả thi hay không, hãy trả lời các câu hỏi sau:

IRR – Tỷ suất sinh lời là bao nhiêu %? 

NPV – Giá trị hiện tại thuần là bao nhiêu?

Thời gian thu hồi vốn là bao nhiêu năm? 

Ngoài ra việc hoàn thành kế hoạch tài chính trong bản kế hoạch kinh doanh là một bước rất quan trọng để giúp đảm bảo ý tưởng kinh doanh của bạn sẽ tạo ra doanh thu, kiểm soát chi phí và tạo ra lợi nhuận theo các mục tiêu tài chính của mình.

Bạn có thể bắt đầu bằng cách làm theo các bước sau đây

1. Các giả thuyết quan trọng

Phần quan trọng nhất trong kế hoạch tài chính.

  • Chi phí đầu tư ban đầu
  • Chi phí thiết lập địa điểm kinh doanh và tiền khai trương
  • Nhóm chi phí vận hành cố định bao gồm: thuê mặt bằng, chi phí nhân sự, chi phí các chi phí cố định khác
  • Nhóm chi phí vận hành biến động bao gồm: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí marketing, nhóm chi phí biến động khác
  • Nhóm sản phẩm và giá bán trung bình
  • Các giả thuyết khác

Đối với doanh nghiệp đã hoạt động thì các chỉ số trên là số liệu lịch sử dựa theo kinh nghiệm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có tăng giảm dựa theo dự báo.

2. Dự báo doanh thu

Revenue Stream – Cơ cấu doanh thu.

Thể hiện các nguồn thu nhập từ các nhóm sản phẩm và các địa điểm kinh doanh theo thời gian. Xác định nhóm flagship products – sản phẩm chủ đạo việc này hỗ trợ rất nhiều cho Sale và Marketing

3. Dự báo chi phí hoạt động

Tổng hợp định phí là các khoản chi phí cố định trên doanh thu và dòng thời gian và biến phí là các nhóm chi phí có tỷ lệ % với doanh thu trên dòng thời gian.

Bảng liệt kê chi tiết các nhóm chi phí lớn như nhân sự, marketing…

4. Dòng tiền

Thể hiện nguồn vốn, doanh thu và chi phí qua các kỳ để thấy được nhu cầu sử dụng vốn lưu động trước điểm hòa vốn.

Xác định các chỉ tiêu tài chính quan trọng ROI, NPV, IRR

5. Phân tích điểm hòa vốn

Hoàn thành phân tích hòa vốn cho bạn thấy số lượng bán hàng cần thiết để trang trải chi phí – bất kỳ thứ gì cao hơn con số này đều có thể được tính là lợi nhuận. Điểm hòa vốn có thể hữu ích cho việc phân tích doanh số, chi phí và các con số định giá được sử dụng trong các dự báo trước đó của bạn và đánh giá xem ý tưởng kinh doanh của bạn có khả thi hay không. Ví dụ: nếu điểm hòa vốn của bạn còn nhiều năm nữa, bạn có thể muốn xem xét lại các con số của mình để xem liệu có bất kỳ cơ hội nào để làm cho doanh nghiệp của bạn có lãi hơn không.

6. Dự toán đầu tư ban đầu và xác định khấu hao tài sản cố định

Chi phí đầu tư ban đầu có thể bao gồm:

  • Phí nghiên cứu thị trường
  • Phí thiết kế
  • Phí thủ tục xin giấy phép 
  • Mua host, tên miền và thiết lập Website, Email, chi phí mua hotline
  • Đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh
  • Mua sắm trang thiết bị
  • Phí tuyển dụng
  • Chi phí tiền khai trương
  • Khác

7. Dự báo kết quả hoạt động kinh doanh

Kết quả hoạt động kinh doanh là bức tranh đẹp nhất mà tất cả chủ doanh nghiệp đều quan tâm thể hiện tất cả các dữ liệu tài chính quan trọng như doanh thu, chi phí, giá trị khấu hao tài sản cố định, tiền thuế phải nộp và bottom line.

Bottom Line năm thứ 1 có thể âm và tăng trưởng dần qua từng năm

—————-

Dịch vụ lập kế hoạch kinh doanh:

https://kcpconsultant.com/dich-du-lap-ke-hoach-kinh-doanh/

Dịch vụ tư vấn tái cấu trúc doanh nghiệp:

https://kcpconsultant.com/dich-vu-tu-van-cau-truc-doanh-nghiep/  

Dịch vụ tư vấn chiến lược kinh doanh:

https://kcpconsultant.com/tu-van-chien-luoc-kinh-doanh/

Liên hệ: 

KC Partnership Consultant